Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Cây nhàu chữa huyết áp cao


Cây nhàu thường được người dân trồng trong vườn để làm thuốc, có tên khoa học là Morinda citrifolia L., họ cà phê (Rubiaceae).
Cây nhàu cao chừng 4 – 7m, thân nhẵn, có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng có da sần sùi, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu mỡ gà, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt cây nhàu
Theo đông y, quả nhàu có tác dụng nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường, chữa lỵ, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm; rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, giảm đau nhức, hạ huyết áp, nhuận tràng và lợi tiểu; lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt (giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non hoặc sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ); vỏ cây nhàu dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.
Sau đây là tác dụng của cây nhàu.
- Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê bại: Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng nửa tháng, trước bữa ăn uống một ly nhỏ.
- Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.
Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
- Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).
- Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
- Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
- Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.
- Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể…
Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Trái táo ta (táo ta)


Những trái táo nhỏ, vỏ xanh, nhẵn bóng được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính: táo chua và táo đường.
Đây vốn là đồ ăn vặt bình dân rất giòn và thơm ngon, có thể chế biến thành mứt, nước uống. Các bộ phận của cây táo đều có những tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Lượng vitamin quý giá từ trái táo ta
Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc.
Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ.
Bài thuốc từ lá táo
Lá táo giúp bảo vệ khoang miệng. Lá tươi xay nhỏ, lọc lấy nước, đun sôi, thêm ít muối dùng làm nước súc miệng.
Nước ép lá táo giúp làm sạch khoang miệng, khí quản, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp và chứng rát lưỡi do ăn nhiều trái cây chua như dứa.
Bài thuốc hay từ trái táo ta
Lá táo giúp bảo vệ khoang miệng. (ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, nước ép lá táo còn có thể bảo vệ mắt khỏi các bệnh viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.
Bột lá táo khô trộn với nước, trà lên da đầu giúp làm sạch, ngừa gàu và các bệnh nấm ngứa trên da đầu, giữ cho tóc đen bóng.
Bài thuốc từ trái táo
Táo chữa chứng suy giảm trí nhớ. Đối với những người hay quên hoặc có những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dùng bài thuốc sau: hầm nhỏ lửa 100 gr quả táo trong 500 ml nước, cho tới khi cạn còn khoảng 250 ml. Thêm muỗng canh mật ong, hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Đề phòng bệnh cảm lạnh: cảm lạnh là bệnh thường diễn ra vào mùa lạnh với những người sức đề kháng yếu. 
Có thể uống nước táo ép, rắc thêm một ít bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa chứng cảm lạnh. Nhân hạt táo sao đen, sắc lấy nước uống được dùng làm nước an thần, chữa suy nhược thần kinh.
“Bí kíp” cho bạn
Vỏ cây táo sắc lấy nước uống có tác dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ, thông tiện và chống đầy hơi. Có thể dùng táo ta thay táo tàu như thuốc bổ.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Trái Lê (Quả Lê)


Trái lê giàu dinh dưỡng

Lê còn có tên khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo y dược học cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.
Lê là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp.


Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. Sách khác viết: “Lê để sống giảm ho tiêu đờm, lê nấu chín dưỡng âm bổ dịch”.

Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước, 0,1g chất béo, 0,2g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi, 13mg phospho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin PP, các vitamin nhóm P, C, betacaroten, 1mg acid folic. So với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa.
le.jpg


Sau đây là một số công thức dễ làm:


Lê ép hoặc xay: uống tươi nguyên chất hoặc cho thêm đường hoặc sữa. Lê phải gọt vỏ, bỏ lõi. Để giải khát, chữa khô miệng, họng, ho khản tiếng.


Cao lê: lấy 1,5kg lê bỏ lõi và hạt, ninh nhừ, cho mật ong lượng vừa phải, trộn đều, đánh nhuyễn. Cho vào lọ ăn dần. Mỗi lần 2 thìa cà phê hòa vào nước sôi. Có thể dùng khi bị ho đờm lẫn máu, họng khô, khản tiếng.


Lê - gừng: Có thể đơn giản hóa công thức trên, chỉ có lê, gừng, mật ong, cách dùng như trên. Chữa ho có đờm đặc vàng.


Nước lê - ngó sen: Lê 500g gọt vỏ bỏ hạt, vắt lấy nước. Ngó sen 500g bỏ đốt, lọc vỏ, thái vụn vắt lấy nước. Trộn 2 thứ với nhau, uống thay nước, chữa ho khan, họng khô khát.


Lê - la hán: lê 1 quả, la hán 1/2 quả thái nhỏ sắc lấy nước uống. Có thể dùng thường xuyên đối với các ca sĩ, thầy cô giáo, người có âm hư nội nhiệt.


Lê - củ cải: Lê 1kg (bỏ hạt), củ cải trắng 1kg, gừng sống 250g, sữa đặc 250g, mật ong 250g. Cả lê, củ cải, gừng vắt nước riêng từng thứ, cho nước củ cải vào nồi nấu sôi mạnh rồi dịu xuống cho chín nhừ sền sệt như keo thì cho nước gừng, sữa nóng, mật ong khuấy đều, đun tiếp nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội cho vào bình. Thích hợp với chứng phế âm hư nhược, sốt về chiều, ho kéo dài, đờm ít và đặc, táo bón, tiểu tiện vàng và ít, suy nhược.


Lê - trần bì: 2 quả lê ép lấy nước sắc với 20g vỏ quýt khô lâu năm. Uống chữa ho khản tiếng, viêm họng mạn.


Lê - bách hợp: Lê 1 quả to, bách hợp 10 - 15g đều thái nhỏ, đường phèn vừa đủ. Tất cả đun sôi kỹ, ăn cái uống nước. Công thức này đơn giản, người xưa vẫn dùng trong trường hợp lao phổi thuộc âm hư (sốt nhẹ về chiều, má đỏ, ra mồ hôi, ho tức ngực, mạch vi).


Lê – hoa hồng – ngân nhĩ: Lê 2 quả, hoa hồng bạch 3 bông, ngân nhĩ 50g, bối mẫu 5g, đường phèn 100g. Lê thái miếng, hoa hồng rửa sạch, ngân nhĩ ngâm mềm, bối mẫu ngâm giấm. Cho nước nấu lê, ngân nhĩ, bối mẫu đường phèn trong 1/2 giờ. Sau đó cho hoa hồng nấu thêm chút nữa. Chủ trị phế hư, ho khan, khó thở, đoản hơi.


Lê – củ ấu: Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uống nóng hoặc nguội. Tiêu đờm. Thông đại tiện.


Mứt lê thập cẩm: Lê 20 quả, ngó sen 1kg, cà rốt 1kg, mạch môn 100g, sinh địa 100g, rễ cỏ tranh 100g, mật ong 250g, mạch nha 150g, gừng tươi 50g. Luộc kỹ mạch môn, sinh địa, rễ cỏ tranh, lấy nước bỏ bã, lê bỏ vỏ hạt, ngó sen, cà rốt, gừng tươi giã vắt lấy nước. Tất cả trộn quấy đều cô đặc cho mật ong, mạch nha vào, cô quánh cho vào lọ dùng dần. Ngày sáng tối ngậm lần một thìa. Trị ho lao, đờm có máu, sốt về chiều, thổ huyết, ho lâu ngày mất tiếng...


Lê đường phèn: Cắt ngang phần núm, khoét bỏ lõi hột, cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy chín, ăn cái uống nước. Dùng trường hợp “háo phổi” ho khan do phế nhiệt, phụ nữ có thai hay bị nôn.


Lê- đậu đen: Chọn trái lê to, cắt nắp, khoét bỏ hạt nhồi đầy đậu đen (đã ngâm mềm), đường phèn đậy nắp, om nhừ. Ăn tiêu đờm, hết ho hen khó thở.


Lê- xuyên bối: Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi, cho 10g, bột xuyên bối mẫu, đường phèn 30g cho vào trong lê. Hấp ăn trong 1-2 lần sáng tối. Ho kéo dài, khan hoặc đờm đặc.


Lê- hà- sâm- hạnh: Vỏ lê 15g, hạnh nhân 5g, sa sâm 5g, lá dâu 10g, đường phèn 10g. Cho tất cả vào nồi nấu sắc lấy nước bỏ bã. Uống ngày 1 thang thay trà. Thường dùng chữa viêm phế quản (hạnh nhân bỏ mầm, vỏ lụa).


Lê- mía: Vỏ lê 10g, vỏ mía 15g. Sắc kỹ uống thay nước hằng ngày. Chữa viêm họng mạn.


Cháo lê: Lê 3-5 quả, gạo 60g. Lê thái nhỏ ép lấy nước cho vào cháo đã nấu nhừ, đánh đều, đun sôi lại. Ăn nóng, nếu nhiều nước lê, thêm nước đủ nấu cháo từ đầu. Chữa ho, suy nhược ở trẻ em, người già.


Lê- phổi heo: Phổi heo 250g thái nhỏ, lê 1 quả to bỏ hột, bối mẫu 10g cho vào nồi với nước vừa đủ. Nấu sôi rồi để lửa nhỏ 2 tiếng. Cho gia vị ăn nóng. Bổ phế trị ho, tiêu đờm cầm máu. Thích hợp người bị âm hư phế táo, nổi mụn, nổi hạch.


Lê - thịt ngỗng: Thịt ngỗng (bỏ mỡ, da, chặt miếng) 250g, lê (loại to) 1 trái, bỏ hạt, bắc hạnh nhân 10g, bách hợp 30g. Tất cả cho vào nồi thêm nước vừa đủ, nấu sôi rồi lửa nhỏ, sôi tiếp 1 tiếng. Cho gia vị ăn nóng. Công dụng bổ hư, chữa ho kéo dài, viêm phế quản, nhuận phế, hóa đàm, trị ho có đờm lẫn máu lâu khỏi (hạnh nhân bỏ mầm, vỏ lụa).


Thường xuyên ăn lê phòng chữa được chứng hay mệt, sưng đau họng, lợi, lưỡi, đi tiểu vàng, táo bón, mắt sưng đỏ, phòng chữa bệnh tăng huyết áp thể can thượng cang hoặc hỏa thượng viêm...
Theo Sức khỏe Đời sống
-----------------------------------------------------









Thường ngày ta vẫn ăn lê nhưng ít ai quan tâm đến tác dụng dùng lê làm thuốc để chữa bệnh. Trong thực tế, lê được coi là một vị thuốc tuyệt vời bởi những giá trị trị liệu, được người xưa sử dụng từ lâu.
Xin giới thiệu một số phương thuốc từ loại quả này:
Nước uống trị bệnh nóng
Rễ rau tươi thông thường 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ bỏ hạt, mã thầy 500g gọt sạch vỏ, ngó sen tươi 500g bỏ đốt, mạch môn đông tươi 50g. Thái nhỏ tất cả các vị trên, giã nát, cho vào vải sạch, vắt lấy nước cốt. Uống nguội hoặc uống ấm đều được, ngày uống vài lần.
Loại nước này có tác dụng giải nhiệt bên trong, đi vào phế kinh nên thích hợp với những người bị khô họng, bực bội, bứt rứt trong người hoặc cảm nắng.
Tiêu đờm, giảm ho
Lê giã vắt lấy nước, đun thành cao càng tốt. Pha thêm nước gừng và mật ong lượng vừa phải vào nước lê hay cao lỏng lê. Ngậm hỗn hợp này nhiều lần trong ngày.
Trị ho khan, tiêu đờm
Bỏ ruột quả lê, cho 5g bột xuyên bối vào rồi hầm chín. Ngày ăn 2 quả.
Chữa khàn, mất tiếng
Dùng tuyết lê giã lấy nước. Ngậm nước này trong họng, ngày vài lần sẽ khỏi mất tiếng.
Trẻ không chịu ăn, tinh thần hoảng loạn
Lấy 3 quả lê thái nhỏ, dùng 2 lít nước đun với lê thái nhỏ, cạn còn 1 lít bỏ cặn, cho gạo vào chừng 10 thìa nấu thành cháo, ăn nhiều lần.
Nước lê thu và ngó sen trắng
Lê thu 500g, ngó sen trắng 500g. Rửa sạch quả lê thu, gọt vỏ bỏ hạt, ngó sen bỏ đốt. Hai thứ đều thái nhỏ rồi dùng vải bọc vắt lấy nước, uống thay trà trong ngày.
Nước này làm thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế, trị ho… Ngoài ra có thể dùng kết hợp trong điều trị các bệnh ho, sốt, khô miệng, họng.
Bối, lê hầm phổi heo
Phổi heo 250g, xuyên bối 10g, lê tuyết 2 quả, đường phèn 10g. Gọt vỏ lê cắt thành miếng, phổi heo thái nhỏ rửa sạch, sau đó cho lê, phổi heo, xuyên bối vào nồi đất, thêm đường phèn, nước lã đun nhỏ lửa đến khi phổi heo chín là được, ăn ngày 1 lần.
Món này có tác dụng điều trị các bệnh nhiệt do âm hư, với các triệu chứng ho khan, ít đờm, ho khan khạc ra máu, đại tiện khô, lao phổi hoặc các bệnh nhiệt do khí hậu khô hanh gây nên.
Lê nấu với gạo nếp
Gạo nếp 300g, lê tươi 2 quả chừng 250g, nhân đậu 100g, đường trắng 150g, mật ong 50g, mơ xanh, bột sơn trà, tinh bột mỗi thứ 15g, hoa quế tẩm đường 2g, mỡ lợn nước 10g.
Vo sạch gạo nếp, ngâm nước 30 phút, sau lại đổ vào nước sôi chờ chín chừng 7 phần thì vớt ra để ráo nước, cho 50g đường và mật ong vào trộn đều. Lê rửa sạch gọt vỏ, lấy sạch hạt, bổ dọc thành từng miếng hình cái lược, quét mỡ lợn quanh bát to (hay thấu), xếp lê theo viền bát, đổ gạo nếp vào bát nhưng ở giữa gạo phải có nhân đậu, phủ ở trên một lớp gạo nếp, cho vào ít nước rồi đun cách thủy bằng lửa to sau 1 giờ là được.
Hoặc cho vào nồi 200ml nước bột, cho 100g đường trắng còn lại và cả hoa quế tẩm đường đun nhuyễn cùng tinh bột. Sau đó đổ vào khay, rắc bột sơn trà và mơ xanh lên. Ăn cả 2 thứ trên có tác dụng thanh phế giải nhiệt, khai vị, sinh nước bọt.
Lưu ý: Lê có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ hại tỳ vị do đó không nên dùng cho người có tỳ vị hư hoặc bị viêm ruột.
Bác sĩ Hoàng Xuân Đại
Theo Sức khỏe và Đời sống

Cây muống trâu


MUỒNG TRÂU

Tên khác: Muồng lác

Tên khoa học: Cassia alata L., họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả: 

Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường kính 10 - 12cm hoặc hơn. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40cm, có 8 - 14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ  hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 - 14cm, rộng 5 - 6cm. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa. Bông dài 30 - 40cm. Hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu dài 8 - 16cm rộng 15 - 17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của qủa. Qủa có tới 60 hạt.

Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, có nhiều ở miền Nam và miền Trung.

Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi âm can, hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô.

Bộ phận dùng: Lá (Folium Cassiae alatae), quả, thân.

Tác dụng dược lý:

Nghiên cứu gần đây ở nước ngoài cho thấy lá muồng trâu có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn, vì vậy cho rằng có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân AIDS.

Cao lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt, thể hiện trên tác dụng làm giảm có ý nghĩa thống kê 73,58 % hoạt độ ALT và 31,32 % hàm lượng bilirubin ở chuột nhắt trắng bị gây viêm cấp bằng CCl4.

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm 12,64 % hàm lượng collagen ở gan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4 ( P < 0,01 ).

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng chống viêm mạn tốt, làm giảm 26,6 % trọng lượng u hạt ở chuột cống trắng bị gây bởi amian (P < 0,05 ).

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng 39,64 % lượng mật sinh ra ở chuột nhắt trắng.

Cao nước lá muồng trâu có triển vọng trong nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính.

Thành phần hoá học:

- Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.

- Trong rễ có 2 dẫn chất anthraquinon đã được phân lập: (Tiwari Ram.D. và Yadava D.P. 1971): 1,3,8-OH, 2-CH3 -anthraquinon; 1,5-OH, 2-CH3 , 8-OCH3, 3-O-glucosyl anthraquinon.

- Rai K. N; Prasad S. N chiết xuất và phân lập được 1,5- dihydroxy- 2- methyl anthraquinon- 1,0- netinosid từ cành muồng trâu.

- Hemlata Kalidhar cũng chiết xuất được một anthron từ cành và xác định 3.formyl,  1,6,8,10- tetrahydroxy anthron.

- Năm 1993, Hamlata Kalidhar đã chiết từ cành một chất đặt tên là alatinon với cấu trúc là 1,5,7- trihydroxy- 3- methyl anthraquinon.

Sau đó, Kelli T. Rosa, Ma. Zeukun, KuWei đã xác định lại cấu trúc của alatinon là 1,6,8- trihydroxy- 3- methyl anthraquinon. Như vậy alatinon thực chất là emodin.

- Hemlata Kalidhar S.B đã phân lập một anthraquinon đặt tên là alatonan có cấu trúc là 2.formyl, 1,3,8- trihydroxy anthraquinon.

Từ dịch chiết cồn của lá muồng trâu, planichamy S.và Nagarajan S đã tách riêng một flavonglucosid là kaempferol - 3 – O – sophorosid. Chất này có hoạt tính chồng viêm khá mạnh.

- Hai chất flavonosidglucosid mới cũng được Gupta Dipti; Singh J. tách từ hạt muồng trâu là chrysoeriol - 7 – O - (2’’ – O - β - D – manno pyranosid) - β - D –allopyranosid và rhamnetin – 3 – O – (2’’ – O - β - mannoipyranosyl) - β - D – allopyrannosid.

- Trong hạt muồng trâu còn có khoảng 15% protein. Các acid béo không no khoảng 60% , lượng acid béo toàn phần chủ yếu gồm các acid béo 18 carbon. Ngoài ra, còn có các chất như Ca, Mg, Na, Mn, trong đó Ca chiếm tỷ lệ cao nhất (17mg/100g).

Công năng: Nhuận gan, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu thực, nhuận tràng, sát trùng, chỉ dương (ngừng ngứa).

Công dụng:
 Chứng táo bón, nhiều đờm, phù thũng, đau gan, da vàng. Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da thần kinh, thấp chẩn.

Cách dùng, liều lượng: 

- Ngày dùng 4-5 g (nhuận tràng), dạng thuốc sắc.

- Dùng ngoài: Lượng thích hợp, rửa sạch và cạo tróc vẩy hắc lào, giã nát lá, lấy nước cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tươi vò, sát vào chỗ bị hắc lào.

Bài thuốc:

1. Chữa táo bón: Muồng  trâu 20g, Chút chít 20g, Đại hoàng 4-6 g sắc uống trong ngày.

2. Chữa hắc lào:

+ Lá muồng trâu tươi giã nát, lấy nước bôi thêm ít muối hoặc dịch quả chanh tác dụng càng mạnh hơn.

+ Lá muồng trâu đem nghiền nát. Đổ vào đó nước đun sôi có pha natri fluorid, để yên trong 24h, rồi lọc qua vải. Thêm vào bã ít cồn 900, ngâm 24h rồi ép lấy cồn. Hợp cả cồn và nước lại, có tới độ cao mềm. Cao này có thể bảo quản không bị mốc do có natri fluorid. Có thể chế thuốc 1/5 từ cao.

3. Chữa thấp khớp: Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.

4. Chữa viêm thần kinh tọa: Muồng trâu 24g, cây lức 20g, Thần thông, rễ Nhàu, Kiến cò, mỗi vị 12g, Đỗ trọng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

5. Chữa ban trái (ban chẩn): Lá Muồng trâu 8g, Hương bài 10g, đọt Tre non, Ké đầu ngựa, Mùi tàu, cây Lức. mỗi vị 8g, Mức hoa trắng 6g, vỏ Quýt 4g, Đăng tâm 2g, sắc uống ngày 1 thang.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.


Cây trinh nữ (cây xấu hổ)

Cây trinh nữ hay cây xấu hổcây mắc cỡcây thẹnhàm tu thảo(danh pháp khoa họcMimosa pudica L.) là một loại cây thảo mọc bò trên mặt đất.

Miêu tả

Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lông. Khi bị đụng đến và lúc về đêm thì lá xếp lại. Hoa hình đầu tròn, có màu hồng, quả có lông, rụng thành từng đốt. Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ. Cây trinh nữ có nguồn gốc ở Brazil.

Thành phần hóa học

Người ta đã lấy ra được từ cây xấu hổ một chất ancaloit gọi làmimosin C8H10O4N2. Mimosin có độ chảy 231 °C.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương
  • Tác dụng chấn kinh
  • Tác dụng giảm đau
Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.

Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae).

Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng-hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1-1,5mm.

Mùa hoa: tháng 6-8.

Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi.

Bộ phận dùng: Cành lá, rễ.

Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Thu hái: Mùa hạ, khi cây đang phát triển xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, phơi khô là được (chú ý tránh làm rụng lá).

Tác dụng dược lý:

Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của mimosa được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây mắc cỡ ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004).

Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004).

Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruz (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô Mimosa pudica có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi.

Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuột chạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine (1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và 8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt tính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic (Phytomedicine Số 6-1999).

Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002).

Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Công năng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp,

Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần. Rễ chữa nhức xương, thấp khớp.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ. Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g.

Bài thuốc: 

1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.

2. Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.

3. Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.

4. Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g Ðịa long 4g sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.

Chú ý: Người suy nhược, hàn thì không dùng.

--------------------------

Cây xấu hổ thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa mất ngủ.

Để chữa mất ngủ và làm dịu thần kinh, có thể lấy lá cây xấu hổ 6-12 g sắc lấy nước, uống trước khi đi ngủ. Cũng có thể lấy lá cây xấu hổ, dây lạc tiên, mạch môn (củ cây tóc tiên), hạt muồng sao, hoài sơn (củ mài) mỗi vị 20 g, sắc uống.
Theo Đông y, cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ. Nó cũng có khả năng làm chậm thời gian xuất hiện co giật, giảm đau và giải độc axit.
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
Chữa đau nhức xương: Rễ cây xấu hổ thái thành từng miếng mỏng, phơi khô. Mỗi ngày lấy 120 g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Cho 600 ml nước, sắc còn 200-300 ml, chia uống 2-3 lần/ngày. Sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả.
Chữa viêm dạ dày mạn tính, mắt hoa, đau đầu, mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15 g, sắc với nước uống.
Viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100 g sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.
Chữa bệnh Zona: Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh
Lương y Huyên ThảoSức Khỏe & Đời Sống
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

------------------------

Cây trinh nữ chữa xương khớp

Cây trinh nữ còn có tên là cây xấu hổ, cây thẹn, mắc cỡ. Theo Đông y, cây có tính khí ôn, vị đắng hơi chua có tác dụng chữa an thần: Dùng cành lá khô 6 - 12g sắc uống chữa mất ngủ.
Đặc biệt, có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh xương khớp, thần kinh.
Giảm đau nhức xương, dây thần kinh: Rễ thái lát phơi khô, mỗi ngày lấy 10g sao vàng tẩm rượu, sao lại, đem sắc nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Dùng liên tục khoảng 1 tuần.
Đau nhức cột sống, đau lưng khó cúi, đau khi thay đổi thời tiết: Rễ thái lát, bào chế như trên, sao vàng hạ thổ, dùng liều 50g dài ngày (hằng tháng).
Đau dây thần kinh hông (tọa): Rễ khô mỗi lần 100g sao vàng, sắc uống 5 ngày liền khi đang đau.
Hoa sao rượu chữa các bệnh về huyết mạch ngưng trệ đau mỏi, bong gân, gẫy xương.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Cây cứt lợn (cây ngũ sắc)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn; hoặc cây bông ổi cũng được gọi là cây cứt lợn hay cây ngũ sắc.

Cứt lợn hay còn gọi là cây hoa ngũ sắccây hoa ngũ vịcỏ hôi(tên khoa học Ageratum conyzoidesAgeratum conycoides L.,Ageratum obtusifolium Lam., Cacalia mentrasto Vell.) là một loài cây thuộc họ Cúc. Cây thường được dùng như một loài cây thuốc.
Đôi khi hoa xuyến chi, một cây thuộc họ Cúc khác, cũng được gọi làcứt lợn.

Mô tả

Cứt lợn là một loài cây nhỏ, mọc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao khoảng 25-50cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc.

Công dụng dược lý


  • Chữa phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở.
  • Chữa viêm xoang dị ứng
  • Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu có tác dụng sạch gầu, trơn tóc.
Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát; vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh yết hầu sưng đau, ung thũng, mụn nhọt... Sách Quảng Đông trung dược còn nói dùng để trị bệnh sa tử cung và u tử cung.
Liều dùng khi uống trong: từ 15 - 30 g khô (hoặc 30 - 60 g tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng ngoài không kể liều lượng.
Một số ứng dụng cụ thể:
  • Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Trong dân gian có kinh nghiệm hái chừng 30 - 50 g cây hoa cứt lợn tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 - 4 ngày (Những cây thuốc và vị thuốc VN).
  • Trị các chứng bệnh ở yết hầu (bao gồm cả bạch hầu): Hái chừng 30 - 60 g lá cây hoa cứt lợn tươi; giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước và đường phèn vào, chia 3 lần uống trong ngày; cũng có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột - ngậm và nuốt dần xuống họng (Tuyền Châu bản thảo).
  • Trị nhọt độc sưng đau: Nhổ cả cây hoa cứt lợn, rửa sạch, trộn với cơm nguội, thêm chút muối, trộn đều, giã nát, đắp vào chỗ có bệnh (Tuyền Châu bản thảo).
  • Trị "ngư khẩu tiện độc" (chỉ nên tham khảo, vì cần tìm hiểu thêm): Lá cây hoa cứt lợn tươi 100 - 120 g, trà bính 15 g. Tất cả đem giã nát, hơ nóng rồi đắp vào chỗ bị bệnh (Phúc Kiến dân gian thảo dược). "Ngư khẩu tiện độc" là tên chứng bệnh ngoại khoa của Đông y, do bị bệnh giang mai, hạch bạch huyết ở bẹn sưng tấy (Syphilitic buto), nếu sưng hạch ở bên trái thì Đông y gọi là "ngư khẩu", còn ở bên phải gọi là "tiện độc".
  • Sưng đau do giãn gân, sái xương: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn khô, cho vào lò đốt cháy và hun khói vào chỗ đau (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
  • Cảm mạo phát sốt: Lấy cây hoa cứt lợn tươi 60g, sắc nước uống (Quảng Tây trung thảo dược)
  • Ngoại thương xuất huyết: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
  • Mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, thêm chút đường đỏ, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
  • Nga khẩu sang, đinh nhọt sưng đỏ: Lấy 10 - 15 g cành và lá cây hoa cứt lợn, sắc nước uống (Vân Nam trung thảo dược). "Nga khẩu sang" (miệng con ngỗng), còn gọi là "tuyết khẩu chứng" (miệng như có tuyết bám vào) là tên gọi dân gian của chứng bệnh "viêm miệng ap-tơ" (oral thrush), do nhiễm phải một loại nấm mốc gây nên; thường thấy ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, tiêu chảy mạn tính, dùng kháng sinh và hormone tuyến thượng thận dài ngày.
Chứng trạng: niêm mạc miệng phát đỏ, xuất hiện những nốt trắng hay màng trắng, bệnh kéo dài sẽ lan tới lưỡi, lợi, vòm họng trên, những mảng trắng rất khó lau sạch; bệnh kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa...
  • Sốt rét, cảm mạo: Lấy 15 - 20 g cành và lá cây hoa cứt lợn khô, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày (Văn Sơn trung thảo dược).
  • Phong thấp đau nhức, gãy xương (sau khi đã cố định lại): Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, giã nát, đắp vào chỗ đau (Văn Sơn trung thảo dược).
------------------------------------------------

CÂY CỨT LỢN

Tên khác: Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi

Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông.

Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.

Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi.

Thành phần hoá học:

Tinh dầu 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác
Alcaloid, saponin.

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.

Công dụng: Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh... Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu.

Cách dùng, liều dùng:

- Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.

- Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.

- Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.

Bài thuốc: 

- Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.

- Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.

- Viêm xoang: Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.

Ghi chú: Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. - cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).



----------------------------------------