Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Cây cứt lợn (cây ngũ sắc)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn; hoặc cây bông ổi cũng được gọi là cây cứt lợn hay cây ngũ sắc.

Cứt lợn hay còn gọi là cây hoa ngũ sắccây hoa ngũ vịcỏ hôi(tên khoa học Ageratum conyzoidesAgeratum conycoides L.,Ageratum obtusifolium Lam., Cacalia mentrasto Vell.) là một loài cây thuộc họ Cúc. Cây thường được dùng như một loài cây thuốc.
Đôi khi hoa xuyến chi, một cây thuộc họ Cúc khác, cũng được gọi làcứt lợn.

Mô tả

Cứt lợn là một loài cây nhỏ, mọc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao khoảng 25-50cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc.

Công dụng dược lý


  • Chữa phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở.
  • Chữa viêm xoang dị ứng
  • Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu có tác dụng sạch gầu, trơn tóc.
Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát; vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh yết hầu sưng đau, ung thũng, mụn nhọt... Sách Quảng Đông trung dược còn nói dùng để trị bệnh sa tử cung và u tử cung.
Liều dùng khi uống trong: từ 15 - 30 g khô (hoặc 30 - 60 g tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng ngoài không kể liều lượng.
Một số ứng dụng cụ thể:
  • Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Trong dân gian có kinh nghiệm hái chừng 30 - 50 g cây hoa cứt lợn tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 - 4 ngày (Những cây thuốc và vị thuốc VN).
  • Trị các chứng bệnh ở yết hầu (bao gồm cả bạch hầu): Hái chừng 30 - 60 g lá cây hoa cứt lợn tươi; giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước và đường phèn vào, chia 3 lần uống trong ngày; cũng có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột - ngậm và nuốt dần xuống họng (Tuyền Châu bản thảo).
  • Trị nhọt độc sưng đau: Nhổ cả cây hoa cứt lợn, rửa sạch, trộn với cơm nguội, thêm chút muối, trộn đều, giã nát, đắp vào chỗ có bệnh (Tuyền Châu bản thảo).
  • Trị "ngư khẩu tiện độc" (chỉ nên tham khảo, vì cần tìm hiểu thêm): Lá cây hoa cứt lợn tươi 100 - 120 g, trà bính 15 g. Tất cả đem giã nát, hơ nóng rồi đắp vào chỗ bị bệnh (Phúc Kiến dân gian thảo dược). "Ngư khẩu tiện độc" là tên chứng bệnh ngoại khoa của Đông y, do bị bệnh giang mai, hạch bạch huyết ở bẹn sưng tấy (Syphilitic buto), nếu sưng hạch ở bên trái thì Đông y gọi là "ngư khẩu", còn ở bên phải gọi là "tiện độc".
  • Sưng đau do giãn gân, sái xương: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn khô, cho vào lò đốt cháy và hun khói vào chỗ đau (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
  • Cảm mạo phát sốt: Lấy cây hoa cứt lợn tươi 60g, sắc nước uống (Quảng Tây trung thảo dược)
  • Ngoại thương xuất huyết: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
  • Mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, thêm chút đường đỏ, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
  • Nga khẩu sang, đinh nhọt sưng đỏ: Lấy 10 - 15 g cành và lá cây hoa cứt lợn, sắc nước uống (Vân Nam trung thảo dược). "Nga khẩu sang" (miệng con ngỗng), còn gọi là "tuyết khẩu chứng" (miệng như có tuyết bám vào) là tên gọi dân gian của chứng bệnh "viêm miệng ap-tơ" (oral thrush), do nhiễm phải một loại nấm mốc gây nên; thường thấy ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, tiêu chảy mạn tính, dùng kháng sinh và hormone tuyến thượng thận dài ngày.
Chứng trạng: niêm mạc miệng phát đỏ, xuất hiện những nốt trắng hay màng trắng, bệnh kéo dài sẽ lan tới lưỡi, lợi, vòm họng trên, những mảng trắng rất khó lau sạch; bệnh kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa...
  • Sốt rét, cảm mạo: Lấy 15 - 20 g cành và lá cây hoa cứt lợn khô, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày (Văn Sơn trung thảo dược).
  • Phong thấp đau nhức, gãy xương (sau khi đã cố định lại): Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, giã nát, đắp vào chỗ đau (Văn Sơn trung thảo dược).
------------------------------------------------

CÂY CỨT LỢN

Tên khác: Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi

Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông.

Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.

Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi.

Thành phần hoá học:

Tinh dầu 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác
Alcaloid, saponin.

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.

Công dụng: Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh... Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu.

Cách dùng, liều dùng:

- Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.

- Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.

- Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.

Bài thuốc: 

- Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.

- Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.

- Viêm xoang: Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.

Ghi chú: Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. - cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).



----------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét